Sneaker – những đôi giày thể thao phong cách đã chiếm lĩnh thị trường trong nhiều năm qua với đủ mức giá, mẫu mã,… tuy nhiên những câu chuyện lừa đảo vẫn thường xuyên diễn ra trong quá trình mua hàng khiến người mua không khỏi băn khoăn về chất lượng và thường lựa chọn việc order giày xách tay từ các nước khác như Nhật, Anh, Mỹ để sở hữu một đôi giày “chính hãng” đúng nghĩa. Cất công đặt đôi giày yêu thích từ Mỹ, từ các nước Châu Âu hoặc Nhật Bản nhờ bạn xách tay về, chờ 7749 ngày để được sờ tay vào “cục cưng”, thế nhưng nhiều người được phen “hết hồn” khi thấy đôi giày gắn mác “Made in Vietnam” hoặc “Made in China”. Giày chính hãng như Nike, Adidas,.. chuẩn Mỹ, Anh hay Nhật, thường bị mặc định cho rằng là sản phẩm “Made in US, UK, Nhật Bản…”. Và thế là, các sản phẩm có tem, nhãn “Made in Vietnam”, “Made in China”… bị cho là hàng nhái, hàng giả, hàng Việt Nam xuất khẩu, hàng kém chất lượng… Kết quả là những tin nhắn và những cuộc gọi than trách dồn dập đổ tới các shop giày chính hãng. Khách hàng than rằng shop giày chính hãng mà lại bán hàng Việt Nam xuất khẩu, hàng China lừa đảo, lừa lòng tin và lừa cả thời gian 2 – 3 tuần mòn mỏi ngóng trông của các bạn. Liệu đây có thực sự là lừa đảo? Bạn đã thực sự hiểu rõ về nguồn gốc, về xuất xứ của những đôi giày mà mình đang đi hay chưa? Hãy thật bình tĩnh và cùng The Mix Đà Lạt tìm hiểu nguyên nhân thực sự qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân khiến giày chính hãng bị hiểu nhầm là hàng nhái, hàng giả
Tất cả các thương hiệu lớn trên toàn thế giới, từ mặt hàng giày dép như Adidas, Nike cho đến các hãng công nghệ cao như Apple, Samsung, LG,… hay thậm chí các hãng kính mát như RayBan, đồng hồ MYMT… những năm gần đây đều đã chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, cụ thể là khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Nguyên nhân thì rất đơn giản, đó là vì nhân công tại các quốc gia như Việt Nam hay Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Thái Lan,… không chỉ rẻ mà còn có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm, đảm bảo được mức độ tinh xảo của sản phẩm và yêu cầu về số lượng hàng hóa lớn ở cường độ cao. Đó chính là lý do giày Nike, giày Adidas là hàng “Made in Viet Nam” và trong những năm gần đây, các đế chế lớn trong ngành thời trang như Adidas, Nike, Puma,… tiếp tục đẩy mạnh xu hướng chuyển dịch sản xuất tại Việt Nam.
2. Phân biệt giày chính hãng “Made in Việt Nam” và giày “Việt Nam xuất khẩu”
Bạn cần phân biệt được giày chính hãng “Made in Vietnam” và giày “Việt Nam Xuất Khẩu” (VNXK) là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đối với sản phẩm “Made in Vietnam”, “Made in China” hay “Made in Indonesia”, dù rằng sản xuất tại bất kỳ đâu cũng đều phải đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng của Adidas, Nike khi bán tại thị trường của mỗi quốc gia. Hiểu một cách đơn giản hơn, nếu đôi Stan Smith của bạn nhận được đi kèm nhãn “Made in Vietnam” hay “Made in China” đó chính là hàng sản xuất và gia công tại Việt Nam, Trung Quốc thông qua một vài công ty chuyên sản xuất giày dép nổi tiếng như Pouchen Corp, Feng Tay… Tuy nhiên, mỗi chiếc giày sau đó đều được kiểm tra chất lượng, đóng gói và rồi trải qua quy trình đánh giá nghiêm ngặt trước khi được “lên kệ” tại các cửa hàng ở Mỹ, Anh Quốc hay Châu Âu.
Tới đây, nhiều người đặt câu hỏi rằng: “Vậy có khác gì mua sản phẩm tại Việt Nam đâu chứ? Giá trị của nó so với hàng VNXK là gì?? Thế mình mua ở đây luôn cho rồi đi???”. Thực ra, nếu chỉ đơn giản như vậy thì Việt Nam đã không xếp dưới Thái Lan trong việc xuất khẩu gạo rồi. Nếu chăm đọc tin tức, không khó để bắt gặp các tin như trái cây, vải lụa, thủy sản… của chúng ta “thỉnh thoảng” bị Mỹ, Anh Quốc hay Châu Âu “rút thẻ đỏ” do sản phẩm của chúng ta chưa đạt các tiêu chuẩn nhập khẩu đầu vào của họ.
Dù là hàng sản xuất tại đâu, một khi phân phối trên bất kỳ thị trường nào cũng đều phải đáp ứng 100% thậm chí là 1000/1000 tiêu chuẩn đầu vào của thị trường đó. Và bạn biết người Mỹ, Anh, Nhật hay Hàn … khó tính như thế nào rồi đấy? Chính vì vậy, dù cùng sản xuất tại một nhà máy, nhưng chất lượng đôi giày dành cho thị trường Mỹ, Anh, Châu Âu và Nhật luôn được chú ý và bảo đảm ở mức cao nhất.
3. Phương pháp kiểm tra và chứng thực giày chính hãng
Thứ hai, để kiểm tra được đôi giày của bạn được sản xuất ở đâu., bạn có thể tham khảo trực tiếp trên trang chủ của Adidas, Nike, Puma,…
Ví dụ: Với mẫu Alphaboost EG1436 bạn có thể xem trực tiếp dưới link dưới đây https://shop.adidas.jp/ và gõ mã sản phẩm vào phần tìm kiếm.
Giày Adidas, giày Nike hay giày Puma tại The Mix Đà Lạt đều cam kết là giày chính hãng. Tất cả sản phẩm đều có tem, tag, box, giấy gói và được kiểm tra kĩ càng trước khi tới tay khách hàng. Các thông tin về nước xản suất, MADE IN đều được cập nhật trong thông tin sản phẩm đôi giày. Mã QR sẽ không quét ra trên các phần mềm quét mã vạch vì giày là giày xách tay từ các nước Mỹ, Anh, Châu Âu và Nhật chứ không phải từ Adidas store Việt Nam hay Nike store Việt Nam, quét mã vạch chỉ khi nhập mã vạch vào từng phần mềm.
4. Nên thay đổi cái nhìn và định kiến về giày chính hãng “Made in Vietnam” và “Made in China”
Đến đây chắc bạn đã hiểu lý do vì sao dù là hàng đặt mua từ Mỹ, Anh, Nhật, Châu Âu nhưng lại “Made in Vietnam”, “Made in China” rồi đúng không? Có rất nhiều đặt định kiến nặng nề đặt cho hàng “Made in China” – cụm từ này có thể định nghĩa là hàng dởm, đặc biệt là những đồ kém chất lượng. Chúng ta nên bỏ đi thói quen đánh giá thông qua những dòng chữ đơn giản đó mà nên đào sâu vào vấn đề thật – giả.
Nhiều người nghĩ rằng, ở ngoài kia giày Made in Việt Nam rất nhiều và đều là hàng kém chất lượng, nhưng mọi người nên hiểu rõ về khái niệm hàng Thật và hàng Giả. Hàng giả là hàng luôn bắt chước giống hàng thật nên việc in ấn tem nhãn như hàng thật là điều đương nhiên, dẫn tới mọi người hiểu nhầm Made in Việt Nam không phải hàng tốt. Nhiều người sợ cả tiêu chuẩn hàng sản xuất tại Việt Nam kém hơn sản xuất tại Mỹ, đó cũng là một sai lầm, bởi sản xuất ở đâu thì cũng phải theo một tiêu chuẩn của hãng đưa ra, và những mặt hàng này phục vụ cho việc xuất khẩu về nước của họ nên nói về tiêu chuẩn thì đương nhiên phải là cao nhất. Còn thực tế nếu nói về giày Made in US thì khá hiếm bởi nhà máy tại các quốc gia này gần như đã chuyển hết sang các quốc gia Đông Nam Á rồi. Made in ở đâu không quan trọng, quan trọng rằng đó là hàng Thật hay Hàng giả, đó mới là vấn đề mọi người cần quan tâm khi mua giày.
Vì chưa nắm rõ về các vấn đề nguồn gốc, xuất xứ mà nhiều người tiêu dùng mất lòng tin, thậm chí là bài trừ và có những feedback không tốt về các địa chỉ bán giày chính hãng. Về khía cạnh kinh tế, chuyện một công ty đặt trụ sở ở nước này nhưng sản xuất ở nước khác là chuyện vô cùng bình thường, nhưng điều này không phải ai cũng hiểu và nắm rõ. Cụm từ “Made in…” không thể hiện chất lượng của sản phẩm, quan trọng hơn cả là chất lượng và uy tín của nơi bán ra sản phẩm đó. Trên đây, The Mix Đà Lạt đã đồng hành cùng các bạn trong chặng đường tìm ra đáp án cho câu hỏi “Vì sao giày chính hãng Âu – Mỹ – Nhật nhưng lại ‘Made in Vietnam – Made in China’”. Hi vọng sau bài viết này, các bạn có thể thay đổi những định kiến cũ đã in sâu vào tiềm thức và có cái nhìn khác hơn trong việc chọn mua giày chính hãng.