GIÀY CHÍNH HÃNG – BẠN CHỌN PUMA HAY ADIDAS ?

puma vs adidas

Điểm mặt những ông lớn trong giới giày thể thao chính hãng gồm Nike, Adidas, Puma, Balenciaga… Những tưởng các hãng sẽ có phân khúc khách hàng riêng biệt. Tuy nhiên, bạn đã biết đến câu chuyện cạnh tranh giữa Puma và Adidas? Chúng ta sẽ tìm hiểu về những góc khuất chưa ai biết nhé.

Cuộc cạnh tranh giữa hai anh em nhà Dassler

giay chinh hang puma addidas

Nếu là tín đồ của giày chính hãng chắc chắn bạn sẽ biết Puma và Adidas đều cùng quốc tịch Đức. Và người sáng lập ra hai hãng giày đình đám này chính là hai anh em ruột Adolf Dassler và Rudof Dassler. Cách đây hơn nửa thế kỷ đã xảy ra những xung đột không thể hàn gắn, tạo thành mối thù sâu đậm đến tận bây giờ.

Năm 1920, Adolf cùng anh trai Rudolf mở một của hàng giày thể thao ở vùng Bavaria, Đức. Adolf 

Cách đây 72 năm, người em Adolf Dassler thành lập Adidas, sau đó một năm người anh ruột Rudof Dassler thành lập Puma. 

Năm 1920, Adolf Dassler – một người rất cuồng thể thao, luôn đam mê vào việc thiết kế ra các đôi giày thể thao tốt nhất cho các vận động viên. Còn Rudolf Dassler – một người hoạt bát, cởi mở đã cùng người em mình mở một cửa hàng giày thể thao ở vùng Bavaria, Đức. Cá tính của hai con người này trái ngược nhau, chỉ vì yêu thích thể thao nên đã bắt tay nhau cùng kinh doanh.

Sau đó vào năm 1919, họ đã tâm huyết với nhau xây dựng thương hiệu ba sọc và mở xưởng sản xuất giày Butler Dassler. Đến Olympic Berlin 1936, nhãn hàng của họ oanh tạc khắp châu Âu với các sản phẩm tốt nhất của mình, giúp các vận động viên gặt hái được nhiều thành tích cao nhất với: 7 huy chương vàng, 5 huy chương bạc và đồng. Tuy nhiên, ngay khi sự phát triển nhen nhóm thì thế chiến hai hỏng tất cả.

Xưởng giày của nhà Dassler bắt buộc trở thành xưởng sản xuất vũ khí cho quân đội Đức. Người anh Rudolf phải đi quân dịch, còn người em may mắn được ở nhà. Sau khi chiến tranh kết thúc, hai anh em xảy ra xung đột năm 1948. Từ đó họ chính thức quay lưng với nhau, dù không một ai biết rõ lý do là gì (cho đến khi họ nhắm mắt mối thâm thù cũng không được chấm dứt).

Có nhiều giả thiết không được kiểm chứng về cuộc tranh cãi huyền thoại này. Người thì đồn đoán ông em đã chỉ điểm cho quân Mỹ bắt giữ ông anh. Người thì đồn ông em ghen vì ông anh gian díu với vợ mình vì thói ăn chơi của ông anh Rudolf. Sau màn đối đầu, Adolf Dassler ở lại lập ra Adidas, người anh không khoan nhượng khi mở ra Huda (tên ban đầu của Puma).

2. Cuộc chia rẽ sẻ đôi thị trấn Herzogenaurach

Ở quá trình tách công ty, nhân viên được quyền tự chọn bến đỗ cho mình. Nó ảnh hưởng đến nỗi cả thị trấn gần như rẻ hẳn sang hai trường phái khác nhau. Mỗi gia đình thường có ít nhất một người làm việc cho một trong hai là Adidas hoặc Puma. Trong nhiều năm có đội bóng chỉ dùng giày của Adidas hoặc Pume, thậm chí việc cưới xin giữa hai nhân viên hai hãng cũng bị nghiêm cấm.

Hai hãng có tiệm bánh riêng, cửa hàng thực phẩm riêng, và không bao giờ giao du với nhau. Tuy vậy, nhìn theo hướng tích cực, cuộc tranh cái này đã giúp cho thị trấn Herzogenaurach phát triển và nổi tiếng, người dân có việc làm. Đất nước Đức có niềm tự hào thể thao mang tên Puma và Adidas.

Về phía công ty, Puma thu hút được rất nhiều nhân viên tài năng, những bí quyết công nghệ, thiết kế và mối quan hệ các vận động viên lại thuộc về Adidas. Đây là điểm mấu chốt giúp cho Adidas phát triển mạnh hơn Puma sau này. 

3. Những cuộc đối đầu Adidas và Puma trong kinh doanh

Chiến thắng đầu tiên khi tách ra của Adidas trước Puma là vào năm 1954, trước khi Worldcup diễn ra. Rudolf Dassler đã quá sai lầm khi cự cãi với huấn luyện viên trưởng đội tuyển Đức khi đó. Điều này lại vô tình trở thành cơ hội tuyệt hảo cho Adidas tiếp cận các thành viên đội tuyển bóng đá Đức để kết hợp quảng bá sản phẩm. Và Worldcup năm đó, đội tuyển Đức lại chính là nhà vô địch nên thương hiệu ba sọc như được tiếp thêm doping ảnh hưởng ra toàn thế giới.

Khắp nơi trên thế giới đã tìm cách liên hệ với Adolf Dassler để mong được bán các mẫu giày của hãng. Dù về chất lượng, giày Puma không hề kém Adidas, nhưng cơ hội đã bị nhà sáng lập ném đi sau cuộc tranh cãi trên.  

4. Tranh chấp bản quyền công nghệ Boost

cong nghe boost

Mọi chuyện bắt đầu năm 2009, khi Puma và công ty hóa chất Đức BASF kết hợp nghiên cứu tạo ra vật liệu đế giày mới là bọt Polyurethane. Và họ đã thành công khi có được bốn bằng sáng chế về công nghệ này. Nhưng bất ngờ năm 2011, BASF từ bỏ Puma và kết hợp với Adidas với hợp đồng độc quyền về đế Boost. Sau khi ký kết với BASF, Adidas đã đạt được thành công rất lớn và nhanh chóng. 

Từ năm 2013 đến 2015, hãng ba sọc đã bán được tới hơn 12 triệu đôi giày chạy bộ đế Boost. Và điều gì đến cũng đến, Puma đã tìm cho mình đối tác mới là công ty hóa chất từ Mỹ để cùng tạo ra chất liệu đế mới là NGRY. Năm 2015, giày đế NGRY ra mắt và vướng ngay vào vụ kiện với Adidas. Những vào năm 2016, tòa đã bác đơn kiện của Adidas, rồi họ kháng cáo. Nắm lấy cơ hội Adidas không thể kiện mình, Puma đã liên tiếp tung ra các mẫu giày đệm NGRY ra thị trường. Thậm chí “nhà báo” còn kiện ngược Adidas, đòi tòa cấm Adidas bán giày đế Boost, nhưng cũng bị tòa bác đơn. 

5. Các sản phẩm tiêu biểu của AdidasPuma

Một cuộc chiến không hồi kết của hai hãng thể thao lớn nhất châu Âu. Nhưng nó cũng giúp đem lại những sản phẩm tuyệt hảo cho chúng ta, từ những đôi mẫu giày thể thao, giày đá bóng và giày chạy bộ của hai ông lớn này đều rất xuất sắc.

eng pl adidas stan smith m20325 26823 2
Giày ADIDAS STANSMITH NAVY
puma silver
Giày Wmns Jada ‘White/ Black Silver’

>>>: Tham khảo những sản phẩm Adidas

>>>: Tham khảo những sản phẩm Puma

Các bạn muốn vệ sinh và chăm sóc giày chuyên nghiệp liên hệ với The Mix Đà Lạt qua các cách sau:

 

Mời Bạn Đánh Giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *